ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BAN ĐÀO TẠO VÀ ĐBCL GIÁO DỤC

LIÊN KẾT KHÁC

Hoạt động đảm bảo và kiểm định chất lượng

UD-UTE: Khảo sát sơ bộ phục vụ đánh giá chất lượng 05 chương trình đào tạo trình độ đại học

30/08/2024

Ngày 26/8/2024, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chương trình đào tạo (CTĐT) thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện khảo sát sơ bộ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng để phục vụ cho đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài 05 CTĐT trình độ đại học gồm: Công nghệ thông tin; Kỹ thuật thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật ô tô và Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

ĐHĐN tập huấn xây dựng khoá đào tạo trực tuyến trong khuôn khổ Dự án Hợp tác đổi mới Giáo dục đại học PHER

23/08/2024

Ngày 22/8/2024, tại Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã diễn ra Chương trình Tập huấn xây dựng khoá đào tạo trực tuyến trong khuôn khổ Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học (ĐH) (Partnership for Higher Education Reform-PHER).  

Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN khánh thành “Không gian sáng tạo số" (DUE Digital Hub)

18/08/2024

Thực hiện thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), sáng ngày 16/8, tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN đã diễn ra Lễ bàn giao và khánh thành “Không gian sáng tạo số" (DUE Digital Hub).

Đây sẽ là không gian giúp sinh viên hiểu hơn về cách vận hành của ngân hàng số, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân sự của thị trường, đặc biệt là một tập đoàn tài chính đa ngành như MB. Với vị thế của Đại học Kinh tế - ĐHĐN là Trường đại học hàng đầu về đào tạo khối ngành Kinh tế, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Digital Hub càng trở nên thiết thực và ý nghĩa hơn trong hành trình chuyển giao tri thức và thúc đẩy sáng tạo.

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa được các doanh nghiệp Nhật Bản phỏng vấn, tuyển dụng ngay từ khi còn trên ghế Nhà trường

18/08/2024

Chiều ngày 01/8/2024, Công ty Ability Center cùng với Công ty HUB Đà Nẵng Nhật Bản và các Doanh nghiệp đến từ thành phố Niihama, tỉnh Ehime, Nhật Bản đã đến làm việc tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) nhằm phỏng vấn tuyển dụng sinh viên năm cuối các ngành Xây dựng, Cơ khí và Điện - Điện tử.

Buổi làm việc vinh dự có sự hiện diện của Ngài ISHIKAWA KATSUYUKI - Thị trưởng Tp. Niihama cùng đoàn công tác, đại diện lãnh đạo công ty ABILITY CENTER, Đoàn Hiệp hội Xây dựng Nhật Bản và Công ty HUB Đà Nẵng Nhật Bản.

Về phía Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN có TS. Huỳnh Phương Nam - Phó Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì buổi tiếp, cùng sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị: Phòng Công tác sinh viên, Khoa Cơ khí, Khoa Cơ khí Giao thông, Khoa Điện, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế-ĐHĐN tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy theo mô hình đào tạo kết hợp (Blended Learning)

14/08/2024

Từ ngày 05-09/8/2024, tại Trường Đại học (ĐH) Kinh tế-Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã diễn ra Hội thảo khoa học về Đổi mới phương pháp giảng dạy theo mô hình đào tạo kết hợp (Blended Learning). 

245678910Cuối cùng

Thông tin - Thông báo

Đào tạo trực tuyến ở bậc đại học: Không chỉ là giải pháp tình thế

Thống kê của Bộ GDĐT cho thấy hiện cả nước có khoảng 98/240 cơ sở đào tạo đại học (ĐH) đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến (ĐTTT). Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc, Bộ đang xây dựng quy chế cho phép ĐTTT kết hợp đào tạo trực tiếp ở các trường. Trong đó, việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức ĐTTT trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam sẽ là một trong những phương thức đào tạo phổ biến trong thời gian tới.

Cơ hội để thay đổi

Thông tin từ trường ĐH Nha Trang cho biết nhà trường bắt đầu triển khai dạy trực tuyến từ ngày 30/3. Trong tuần đầu tiên có gần 90% sinh viên tham dự. Sau hơn 1 tuần triển khai, đến nay đã có khoảng 1.500 học phần được mở ra cho sinh viên học tập.

Đánh giá về tính ưu điểm của phương pháp này, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nha Trang thẳng thắn: Đây là phương án hiệu quả nếu chúng ta biết cách khai thác. Ví dụ hiện nay có rất nhiều công cụ, ứng dụng công nghệ hiện đại rất có ích và hỗ trợ đắc lực cho việc học trực tuyến, không giống như trước cần phải trang bị hạ tầng công nghệ thông tin đủ tốt. Bây giờ nhiều ứng dụng miễn phí hoặc chi phí rẻ như Zoom, MS Team, Google Meet, Office 365... giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận bài giảng trực tiếp với khả năng tương tác cao cùng thầy cô giáo đứng lớp.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, bức tranh ĐTTT của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam hiện có thể chia thành 3 nhóm. Thứ nhất la nhóm các trường đã có kinh nghiệm triển khai về đào tạo từ xa, ĐTTT. Đây là những trường đã sớm quan tâm đầu tư đến hình thức đào tạo này. Họ đã xây dựng và phát triển được hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS), đã cung cấp được đầy đủ nội dung học tập, quản lý được việc học và sự tiến bộ của người học, có phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, khách quan bằng công nghệ thông tin. Nhóm này chỉ là số ít các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình ĐTTX cấp văn bằng điển hình là 2 trường đại học Mở.

Thứ hai, nhóm các trường chưa có hệ thống quản lý học tập (LMS), nhưng bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy - học trực tuyến theo thời gian thực.

Thứ ba là nhóm các trường chưa triển khai, chưa sẵn sàng cho việc tổ chức ĐTTT đối với sinh viên chính quy, mới chỉ ở diện cung cấp tài liệu sinh viên tự học.

Trên thực tế, mỗi nhóm trường có những khó khăn riêng khi triển khai hình thức đào tạo từ xa này. Song nhìn chung, vấn đề cơ bản vẫn nằm ở cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ; thiếu học liệu phù hợp cho ĐTTT; thiếu kinh nghiệm quản lý và các quy trình quản lý phù hợp với ĐTTT. Về phía sinh viên, giảng viên mới được bắt đầu tiếp cận về phương pháp, cách thức đào tạo, học theo hình thức trực tuyến, cần có thời gian thích ứng với công nghệ, phương pháp… Song với những chỉ đạo sát sao của Bộ GDĐT, các trường đang dần chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp theo phương thức truyền thống đối với các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học sang phương thức đào tạo từ xa, ĐTTT.

Không “thả nổi” chất lượng

Đến thời điểm này, Bộ GDĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do việc ĐTTT hiện vẫn được coi biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Tuy nhiên, không vì thế mà chất lượng đào tạo bị “thả nổi”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, các trường phải có trách nhiệm thực hiện giải trình về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra của các học phần dạy trực tuyến. Về lâu dài, Bộ GDĐT đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc ĐH, theo đó sẽ bổ sung các quy định theo hướng mở rộng cho phép các khóa chính quy, vừa làm vừa học có thể ĐTTT kết hợp với đào tạo trực tiếp.

Về phía các trường, đây cũng là cơ hội để khẳng định chất lượng làm nên thương hiệu của nhà trường bởi khi triển khai ĐTTT, đối tượng sinh viên sẽ rộng khắp không chỉ trong mà có thể ở nước ngoài. Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng đã ban hành Hướng dẫn về việc đảm bảo chất lượng đối với các học phần theo phương thức đào tạo trực tuyến. Nguyên tắc chính là đảm bảo chất lượng cho các chuẩn đầu ra học phần. Theo đó, để công nhận kết quả học tập theo phương thức ĐTTT, “cơ sở đào tạo phải đảm bảo về LMS, LCMS với đầy đủ công cụ học liệu, hệ thống mô phỏng thí nghiệm, thực hành…”. Các trường, đơn vị thành viên của ĐH Đà Nẵng phải triển khai giám sát quá trình đào tạo, có hệ thống thi - kiểm tra đánh giá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo chuẩn đầu ra của từng học phần; lưu hồ sơ quản lý việc dạy-học và đánh giá kết quả học tập…”.

Theo các chuyên gia, trên thực tế để ĐTTT đạt hiệu quả cao nhất thì vai trò kết nối của giảng viên là vô cùng quan trọng. Giảng viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện đề cương chi tiết, kế hoạch giảng dạy mà còn chủ động thông báo đến học viên, làm hỗ trợ người học tương tác, thảo luận và phát triển các kỹ năng cần thiết trong suốt quá trình tương tác trên lớp học online. Để làm được điều đó, mỗi nhà trường cần đề ra những quy định và hướng dẫn thực hiện chi tiết trên cơ sở căn cứ theo chuẩn đầu ra của người học. Khi đó, vai trò của giảng viên phải triển khai tốt việc đào tạo theo chuẩn đầu ra, hướng tới giúp người học đạt được các chuẩn đầu ra của học phần cũng như của mỗi buổi học.

Bộ GDĐT đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc ĐH, theo đó sẽ bổ sung các quy định theo hướng mở rộng cho phép các khóa chính quy, vừa làm vừa học có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp.

Thu Hương

Xem thêm bài viết tại đây

Print
1964 Rate this article:
5.0