Chuyên trang trên Báo Đà Nẵng nhân kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng: Đột phá từ nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Đại học (ĐH) Đà Nẵng (1994-2024) và Hội thảo Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC) cho các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ (BTB-DHTB) theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Trung tâm Thông tin-Học liệu và Truyền thông ĐH Đà Nẵng phối hợp với Phòng Văn hóa - Xã hội Báo Đà Nẵng thực hiện Chuyên trang đặc biệt với các bài viết nổi bật: "Đột phá từ nguồn nhân lực chất lượng cao"; "Gắn kết phát triển vùng và đất nước"; "Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vì cộng đồng".
![](/Portals/0/Anh%20man%20hinh%202024-11-15%20luc%2009_23_42.png)
Chuyên trang đặc biệt chào mừng kỷ niệm
30 năm ĐH Đà Nẵng trên Báo Đà Nẵng
Trân trọng giới thiệu Bài báo "Đột phá từ nguồn nhân lực chất lượng cao" trên Chuyên trang Báo Đà Nẵng số 8763 ra ngày 15/11/2024, mời xem tại đây.
Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có “phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trung tâm công nghệ cao của cả nước; trung tâm vùng về logistics, du lịch - dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao (CLC) trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo...”. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Thành ủy viên, Giám đốc ĐH Đà Nẵng có một số trao đổi về giải pháp đột phá từ NNL CLC để thành phố phát triển bền vững.
![](/Portals/0/Anh%20Bai%201%20Chuyen%20trang%20DH%20Da%20Nang%2015_11%20%281%29.jpeg)
ĐH Đà Nẵng gắn kết với thành phố
Đà Nẵng trong đào tạo, nghiên cứu
phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, ngoài những tiềm năng vốn có Đà Nẵng còn có những tiềm năng, lợi thế lớn mà không phải địa phương nào cũng có được đó là lợi thế về “thành phố đại học” cần được chú trọng phát huy cao độ. Với hệ thống nhiều trường ĐH trên địa bàn mà ĐHĐN có vai trò nòng cốt, thành phố có khoảng hơn 100.000 sinh viên (trong đó ĐH Đà Nẵng có hơn 60.000 sinh viên), đạt tỷ lệ bình quân hơn 800 sinh viên/vạn dân, gấp 4 lần cả nước.
Về tiềm lực đội ngũ khoa học, Đà Nẵng có khoảng hơn 1.000 giáo sư/phó giáo sư, tiến sĩ (trong đó ĐH Đà Nẵng đóng góp gần 800 nhà khoa học, giảng viên), đây là lực lượng trí thức đông đảo, nhiệt huyết cần có các chính thu hút, đãi ngộ để trọng dụng, phát huy.
![](/Portals/0/IMG_0674.jpeg)
ĐH Đà Nẵng luôn coi trọng, phát huy
đội ngũ trí thức trình độ cao trong đào tạo,
nghiên cứu, tham vấn, phản biện chính sách
Chính sách cán bộ của Đà Nẵng không nên chỉ khép kín quy hoạch, sử dụng trong phạm vi địa phương mà cần có tính “mở”, liên thông giữa thành phố với các cơ quan Trung ương, các trường ĐH để có thêm nguồn xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia giỏi, nhất là khi thành phố được Trung ương cho thí điểm mô hình chính quyền đô thị.
Với danh xưng thành phố “đáng sống, đáng đến”, Đà Nẵng nói chung cũng như ĐH Đà Nẵng nói riêng có điều kiện để thu hút nhân tài, học sinh, sinh viên xuất sắc từ mọi miền về học tập, nghiên cứu. Đây thực sự là lực lượng trí thức trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo là tiềm năng, lợi thế để Đà Nẵng phát triển trở thành Thành phố “đổi mới sáng tạo”. Hằng năm, ĐH Đà Nẵng và các trường ĐH trên địa bàn tổ chức hàng trăm sự kiện, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế, thu hút hàng ngàn nhà khoa học, chuyên gia đến trao đổi học thuật, có thể kết hợp với tham quan, du lịch, góp phần quảng bá Đà Nẵng xứng danh “thành phố sự kiện”.
![](/Portals/0/IMG_0948_1%20%281%29.jpeg)
ĐH Đà Nẵng là điểm đến của các hội thảo
khoa học quốc gia, quốc tế góp phần để
Đà Nẵng xứng danh “thành phố sự kiện”
Về đào tạo NNL cho các ngành mũi nhọn, Đà Nẵng là thành phố có độ mở lớn về giao thông, giao thương, nằm trên Hành lang kinh tế Đông-Tây, hướng ra cửa ngõ Biển Đông; có nhiều điểm tương đồng như Singapore từng thành công nhờ phát triển kinh tế trí thức và đổi mới sáng tạo. Thời gian qua, lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm, triển khai “Chương trình Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn” với sự hưởng ứng, vào cuộc của nhiều trường ĐH và doanh nghiệp, trong đó có ĐH Đà Nẵng với bề dày truyền thống, thế mạnh để đào tạo các ngành, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao mà không phải cơ sở giáo dục nào cũng có thể đảm nhận.
![](/Portals/0/1VKU-25%20%281%29%20%282%29%20%282%29.jpg)
Tiên phong đào tạo các ngành
mũi nhọn như Vi mạch bán dẫn
Với 18 lĩnh vực đào tạo (136 ngành ĐH, 48 ngành Thạc sĩ và 32 ngành Tiến sĩ), ĐH Đà Nẵng có hầu hết các ngành đào tạo NNL phục vụ phát triển vùng và đất nước trong giai đoạn mới để bắt kịp Cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Thiết kế Vi mạch bán dẫn, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ số, Công nghệ Tài chính…. Từ đầu năm học 2023-2024, ĐH Đà Nẵng đã tiên phong khởi xướng thành lập Liên minh các ĐH hàng đầu đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển ngành mũi nhọn Công nghiệp bán dẫn như Đề án của Chính phủ vừa ban hành.
![](/Portals/0/img-0062-1024x683-4287_1%20%283%29.jpg)
Đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao
cho các ngành mũi nhọn như Fintech
để hướng tới Đà Nẵng là trung tâm
tài chính khu vực và quốc tế
Các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng (Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn) đều mở ngành, đào tạo về Thiết kế Vi mạch từ năm 2024 tuyển sinh có điểm chuẩn đầu vào khá cao (đơn cử Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn là 27 điểm). Trường ĐH Kinh tế tiên phong đào tạo ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) đáp ứng nhu cầu NNL góp phần thu hút đầu tư, phát triển Khu Thương mại tự do, Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế.
![](/Portals/0/Anh%20chup%20Man%20hinh%202023-03-22%20luc%2014_51_39%20%282%29.png)
Đột phá từ NNL CLC để
thành phố phát triển bền vững
Để thực sự xứng tầm trung tâm kinh tế - xã hội lớn, Đà Nẵng cần kiến tạo nên môi trường đầu tư, môi trường sống và làm việc có sức hấp dẫn, sao cho mỗi người đều có cơ hội cống hiến và thành công, từ đó mới thu hút mạnh mẽ NNL CLC góp phần thực hiện thành công Kết luận số 79-KL/TW và Nghị quyết số 43/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Theo Báo Đà Nẵng